TƯỢNG RẮN
"MIỆNG CẮN THÂN, CHÂN XÉ MÌNH"
DẰN VẶT trong tâm
thế "đầy quằn quại, một sự đau đớn không biết chia sẻ với ai, chỉ có thể
tự cào xé thân mình".
Năm 1991, trong
một lần dọn dẹp trước cửa đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh (thôn Bảo Tháp, Đông
Cứu, Gia Bình, Bắc Ninh), ông thủ từ Phan Đình Phô tình cờ phát hiện được một
bức tượng bằng đá nguyên khối, chôn sâu dưới đất.
Bố cục và hình
dáng bức tượng cực kỳ đặc biệt: Một loài động vật bò sát giống rắn, nhưng có
chân, miệng đầy răng, trong động thái "MIỆNG CẮN THÂN, CHÂN XÉ MÌNH"
.
Chuyện làm xôn xao
dư luận một thời. Bấy giờ internet chưa được phổ biến, nhưng chuyện về bức
tượng cũng đã gây tốn kém khá nhiều giấy mực, bàn phím-màn hình.
Nhà cháu thì vưỡn
coi đó là tượng Rắn, nhưng báo chí có môn bài thì vưỡn viết là "ÔNG
RỒNG":
Câu chuyện phá
long mạch và phát hiện tượng rồng đã khiến dư luận ầm ĩ. Nhà ông Đam ở ngay
dưới chân ngôi đền, cách nấm đất kỳ bí có 30m, nên ông chứng kiến từ đầu đến
đuôi. Mỗi ngày, có hàng ngàn người hiếu kỳ, mê tín kéo đến ngó nghiêng, vái lạy
pho tượng. Người ta ném tiền như mưa rơi, phủ kín cả “ông rồng”. Lực lượng công
an, dân quân được phân công túc trực ngày đêm canh giữ pho tượng quý.
Các
nhà khoa học, chính quyền và nhân dân thảo luận xong, thì quyết định nhấc “ông
rồng” lên khỏi lòng đất. Lạ thay, mấy chục thanh niên trai tráng ghé vai, cùng
với đòn bẩy, xà beng, mà pho tượng rồng không hề nhúc nhích.
Thấy sự lạ, cụ
Phô vào đền nhang khói, kính xin Thái sư Lê Văn Thịnh linh thiêng cho phép
người dân được rước “ông rồng” lên thờ phượng. Không ngờ, xin phép xong, các
trai tráng ghé vai nâng pho tượng thấy nhẹ bẫng.
Chẳng biết
thật giả ra sao, nhưng những câu chuyện hư hư thực thực này đã khiến pho tượng
ông rồng “miệng cắn thân, chân xé mình” thêm phần huyền bí.
Trước
quá trình tôn tạo, một cuộc khai quật nhỏ đã diễn ra. Các nhà khảo cổ phát hiện
thêm 2 bộ phận nữa của tượng rồng đá. Một bộ phận là bàn chân rồng nguyên vẹn
với móng vuốt sắc nhọn. Các nhà khoa học xác định hai bộ phận này có chất liệu
và phong cách tạo tác phù hợp với pho tượng rồng cắn thân trong miếu Xà Thần từ
thời Lý. Tuy nhiên, hai bộ phận này chưa khớp với phần thân đứt hai bên pho
tượng.
Có
một số luồng ý kiến phân tích ý tưởng nghệ thuật của pho tượng này. Có ý kiến
cho rằng, pho tượng biểu thị sự hối hận của vua Lý Nhân tông. Tượng rồng có đôi
tai, thì một bên lành, một bên bị bịt kín. Điều này biểu thị việc vua Lý nghe
lời xiểm nịnh của gian thần.
Việc rồng tự
cắn thân, xé mình thể hiện cho việc đau lòng khi gây ra nỗi oan trái của Lý
Nhân tông với người thầy của mình là Lê Văn Thịnh. Rồng tượng trưng cho vua,
nên lý giải này không phải không có lý.
Luồng ý kiến
khác cho rằng pho tượng chỉ là một lá bùa để cầu mưa thuận gió hòa, giống như
tượng rồng đặt dưới giếng ở chùa Phật Tích mà thôi.
Nhưng phần lớn
ý kiến vẫn tin rằng, pho tượng đặc biệt, vừa giống rồng, lại vừa giống rắn này
là biểu thị cho nỗi oan trái của Thái sư Lê Văn Thịnh, bị triều đình ghép tội
“hóa hổ giết vua”...
*
Gần
1.000 năm qua, vụ án kỳ lạ trên vẫn thách thức không biết bao nhiêu sử gia. Đã
có vô số tác phẩm viết về nghi án này. Cho đến tận cuối thế kỷ 20, kịch gia Tào
Mạt nổi tiếng nước nhà vẫn viết tác phẩm “Bài ca giữ nước” kể về chuyện Thái sư
Lê Văn Thịnh “hóa hổ giết vua”. Vở kịch nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc, nhưng nó
như sự sỉ nhục với người làng Bảo Tháp cũng như 14 ngôi làng quanh vùng thờ ông
như Thành Hoàng làng của mình.
Người dân ở
đây không bao giờ tin Thái sư Lê Văn Thịnh, người con của làng quê, tài năng
uyên bác, đức độ tuyệt vời, lại có thể là kẻ giết ông hề già và bán rẻ đất nước
bằng cách lót đường đưa giặc vào.
Vậy
nên, ngày đó, người dân Bảo Tháp đã cùng các làng thảo đơn gửi lên Sở VHTT Hà
Bắc (cũ) để kiện, rồi Bộ VHTT (cũ), yêu cầu ngừng biểu diễn vở kịch này. Dù
chính sử ghi chép tội đồ của Thái sư Lê Văn Thịnh, nhưng người dân trong vùng
vẫn nhất nhất tin ông vô tội.
Ông
đã bị sự ti tiện của đám gian tham hãm hại. Việc ai đó tạc một pho tượng thân
rắn, nhưng tư thế và móng vuốt của rồng, tự cắn xé thân mình, rồi chôn xuống
đất, nơi là nhà ông ở, rồi là đền thờ ông, đã thể hiện rõ niềm tin vô tội của
ông.
Không
biết do vô tình hay ý trời, nhưng vào đúng cái thời điểm người dân vác đơn đi
kiện cho nỗi oan khiên của ông Thành Hoàng làng, thì pho tượng rồng kỳ lạ đã
phát lộ sau 900 năm nằm dưới lòng đất.
Ngay
thời điểm đó, Nhà nước đã mở các cuộc hội thảo ghi nhận công lao của Thái sư Lê
Văn Thịnh, xóa bỏ hoàn toàn những xuyên tạc về ông trong lịch sử. Và cũng gần
như ngay lập tức, đền thờ vị thái sư này được công nhận là Di tích văn hóa lịch
sử cấp quốc gia.
Nhà cháu cũng
không muốn KHOE NGHỀ ở đây về chuyện xác định niên đại, phong cách nghệ thuật của
bức tượng.Thôi thì hãy cứ "bình dân học vụ", theo people -
popularity- popular science mà CÔNG NHẬN: Ông Rắn đó chính là Cụ Thái sư Lê Văn
Thịnh; pho tượng đó kể về tâm trạng "đầy quằn quại, một sự đau đớn không
biết chia sẻ với ai, chỉ có thể tự cào xé thân mình. Người dân trong vùng miêu
tả nội dung bức tượng bằng một câu ngắn gọn: “Miệng cắn thân, chân xé mình.
Miếu Xà Thần,
được dựng lên làm nơi thờ "ÔNG RẮN LÊ VĂN THỊNH".
Nguồn buudoan.com/
|