Thứ tư, 02/10/2024
Chào mừng các bạn đến với Website Họ Đỗ Việt Nam.
Trang chủ
Thông tin việc họ
Lịch sử Họ Đỗ Việt Nam
Truyền thống
Sức khoẻ – Trí tuệ – Hữu ích
Thông tin hai chiều
Tài trợ và đóng góp
Thông tin họ bạn
Câu lạc bộ họ Đỗ
Trang thông tin họ đỗ mới
Điểm tin các báo
Thời tiết
Bài ca dòng họ Đỗ Việt Nam
RSS
Quang Cao
Quang Cao
Tin tiêu điểm
Số lượt người truy cập
mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm Nay93
mod_vvisit_counterHôm trước151
Hà Nội
Du bao thoi tiet - Thu do Ha Noi
Huế
Du bao thoi tiet - Co do Hue
Đà Nẵng
Du bao thoi tiet - Thanh pho Ho Chi Minh
TP - Hồ Chí Minh
Du bao thoi tiet - Thanh pho Da Nang
 
 
Tiền nhân, sử quan và trách nhiệm lịch sử E-mail
06/03/2013

 Tiền nhân, sử quan và trách nhiệm lịch sử

Có một nhà văn nào đó đã nói viết sử và dạy sử phải làm cho học sinh nghe thấy, nhìn thấy tiếng gươm khua, tiếng ngựa hý, tiếng hò reo chiến thắng của ba quân và cả những bài học đắng cay của lịch sử, là vậy.

Ông vua phong kiến ngày xưa tiếng là toàn trị và chuyên chế nhưng thực ra quyền lực của ông ấy vẫn bị hạn chế. Đương nhiên hạn chế không phải bằng lý thuyết tam quyền phân lập nhằm tạo cơ chế kiềm chế đối trọng lẫn nhau giữa các cơ quan nắm quyền lực nhà nước như các nhà triết học thời kỳ Khai sáng sau này phát minh ra.

Sợ tiền nhân và sợ... Trời

Quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi những thứ rất vô hình nhưng lại có sức mạnh hơn bất cứ thể chế nào. Đó là vua làm gì thì làm vẫn biết sợ Trời, vẫn không dám làm gì trái với truyền thống của tiên đế....

 

Mỗi khi chính sự rối loạn, giặc cướp nổi lên như ong, thiên tai dịch bệnh hay có những diễn biến bất thường, vua thường giật mình xem có làm gì kinh động đến trời xanh. Lập tức thả bớt tù nhân, úy lạo dân chúng, lập đàn cúng tế để sửa mình cho hợp với lẽ Trời.

Nếu gạt bỏ những yếu tố duy tâm thì cái gọi là Trời ấy, phải chăng là những quy luật phát triển của tự nhiên, của xã hội mà việc điều hành chính sự phải tuân theo? Mà trái với những quy luật đó, con người ta phải trả giá.

Những thứ như Trời, hay tiền nhân, chỉ trở thành sức mạnh hạn chế quyền lực nhà vua khi mà xã hội vận hành trên một nền tảng gồm nhiều yếu tố trong đó có pháp luật và đạo đức. Các quy luật của đất trời phải được thẩm thấu vào các quy phạm khô khan, cách hành xử của tiền nhân phải là tiêu chuẩn đạo đức.

Đọc một quy định của cổ luật người ta có thể hình dung trong đó cả một chính thể và xã hội của một thời đại lịch sử, một thời cuộc. Trước một việc làm trái đạo nếu pháp luật bất lực, đạo đức sẽ lên tiếng. Khi đạo đức bất lực xã hội đó không còn thuốc chữa.

Không trái với tiền nhân, nhưng cách đối xử với tiền nhân của các ông vua phong kiến thường là đánh giá không tốt về các triều đại trước.

Trong Chiếu dời đô nổi tiếng, đã từng  phê phán thế này: "Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh Trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi". Còn Bình Ngô Đại Cáo thì viết rằng: Nhân họ Hồ Chính sự phiền hà...

Hai Bà Trưng đánh giặc nào? Ảnh minh họa

Sử quan và sử dân

Không chỉ biết xấu hổ với tiền nhân mà vua quan phong kiến ngày xưa rất quan tâm đến câu chuyện hậu thế đánh giá mình thế nào. Chính vì vậy trong bộ máy nhà nước phong kiến ngày xưa, sử quan bao giờ cũng là một chức vụ ngôi cao vọng trọng. Ít nhất cũng hàm "Bát phẩm"- đứng đầu một cơ quan tương đương cấp... tổng cục bây giờ.

Ăn lộc nhà vua và viết sử là những Quốc sử viện hay Quốc sử quán. Đây là những cơ quan phụ trách việc viết sử của triều đình. Đại loại như vua nói gì, vua làm gì, thích gì, chính sự hay hay dở, thiên tai địch họa....

Đương nhiên sử là một thứ bị chi phối mạnh mẽ bởi chính trị. Quan viết sử ngoài chuyện ghi chép phải tô phải vẽ để tạo ra một triều đại, một ông vua lung linh trong mắt hậu thế, sao cho con cháu sau này nó theo gương mà trị quốc, và đám dân đen không lôi mình ra để xỉ vả. Một công đôi việc là vậy.

Sử quan chân chính luôn là con người đầy mâu thuẫn và cũng là sự mâu thuẫn của sử. Một mặt phải viết sao cho đẹp lòng vua, một mặt phản ánh được sự thật và sự đánh giá của bản thân mình và xã hội đối với sự thật đó. Chính sự mâu thuẫn này đẻ ra cái gọi là dã sử hay còn gọi là sử dân.

Raxun Gamxatop đã nói rằng nếu chúng ta bắn vào lịch sử bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn chúng ta bằng đại bác. Nếu không xóa bỏ được tư duy nhiệm kỳ, nhóm lợi ích và sự vô trách nhiệm dù là vô tình với lịch sử, thì tiền nhân sẽ bị nhận những quả đại bác của hậu thế.

Nói là sử dân nhưng nhiều khi nó chính là sử quan viết cho dân. Dã sử hấp dẫn bởi tính xác thực cộng với lớp sương khói của miệng nhân gian và ẩn ức của sử quan.

Người ta có thể loại bỏ những ý chí chủ quan chi phối, áp đặt trong chính sử để tìm sự thật bằng phương pháp "giải ảo" . Đây là cũng chính là là sự quyến rũ của sử học và là nhiệm vụ của các sử gia.

Sử dân cũng là điều mà sử quan buộc phải cân nhắc khi viết trong chính sử. Bởi lẽ có thể che dấu được nhiều người nhưng nhưng vẫn có nhiều người khác biết sự thật, thế hệ này không biết không có nghĩa là thế hệ sau cũng vậy.

Hai Bà Trưng đánh giặc nào? Một sự thật rõ ràng và có độ lùi hàng nghìn năm như vậy, dù sách giáo khoa không nói, thầy cô không dạy nhưng thiếu gì chỗ nói điều này. Che giấu hay lảng tránh là việc làm vô nghĩa và phản tác dụng.

Có một nhà văn nào đó đã nói viết sử và dạy sử phải làm cho học sinh nghe thấy, nhìn thấy tiếng gươm khua, tiếng ngựa hý, tiếng hò reo chiến thắng của ba quân và cả những bài học đắng cay của lịch sử, là vậy.

Phát đại bác của hậu thế

Một kẻ vô danh làm việc gì đó luôn chịu trách nhiệm với chính mình, với gia đình và cùng lắm là dòng họ. Nhưng một chính khách hành xử thì đằng sau họ là lợi ích của cả dân tộc và cả sự đánh giá của lịch sử. Đó chính là phẩm chất cũng là trách nhiệm khác nhau của tiểu nhân và quân tử, của thường dân hay chính khách.

Chịu trách nhiệm trước lịch sử, đặt lợi ích nhân dân lên trên hết hoàn toàn trái ngược với thứ tư duy nhiệm kỳ hay lợi ích nhóm mà Đảng đã chỉ ra và đang nỗ lực xóa bỏ nó.

Khi phán xét, lịch sử luôn bỏ qua những sự kiện tiểu tiết. Thái hậu Dương Vân Nga có thể bị thị phi bởi thân phận dâu con mà lại dâng cơ đồ của họ Đinh cho họ khác. Nhưng đứng trên phương diện lợi ích dân tộc thì hành động của bà lại được đánh giá rất cao.

Bất cứ hiện tượng nào cũng có lịch sử của nó. Đó có thể là những hậu quả tiêu cực tích tụ qua các giai đoạn khác nhau.

Kinh tế hiện nay gặp khó khăn, giáo dục đào tạo còn nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, giao thông vận tải yếu kém....Đó là những tồn tại của quá khứ tích tụ và kéo dài mà hiện tại chỉ nên nhận diện và khắc phục chứ không nên đổ lỗi. Bởi không ai được phép đổ lỗi hay tranh công của lịch sử.

Raxun Gamxatop đã nói rằng nếu chúng ta bắn vào lịch sử bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn chúng ta bằng đại bác. Nếu không xóa bỏ được tư duy nhiệm kỳ, nhóm lợi ích và sự vô trách nhiệm dù là vô tình với lịch sử, thì tiền nhân sẽ bị nhận những quả đại bác của hậu thế.

  Theo tuanvietnam.net


 
< Trước   Tiếp >
 
 
Múi giờ

Trang ảnh










 
 
Copyright © 2006 Ho Do Viet Nam. All rights reserved.
Đ/c :111 Đặng Tiến Đông - Đống Đa - Hà Nôi
Khu Đô Thị Tây Nam Linh Đàm
Hotline:091.8830808.
Website: www.hodovietnam.vn - Email: banlienlac@hodovietnam.vn