Thứ ba, 26/11/2024
Chào mừng các bạn đến với Website Họ Đỗ Việt Nam.
Trang chủ
Thông tin việc họ
Lịch sử Họ Đỗ Việt Nam
Truyền thống
Sức khoẻ – Trí tuệ – Hữu ích
Thông tin hai chiều
Tài trợ và đóng góp
Thông tin họ bạn
Câu lạc bộ họ Đỗ
Trang thông tin họ đỗ mới
Điểm tin các báo
Thời tiết
Bài ca dòng họ Đỗ Việt Nam
RSS
Quang Cao
Quang Cao
Tin tiêu điểm
Số lượt người truy cập
mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm Nay105
mod_vvisit_counterHôm trước115
Hà Nội
Du bao thoi tiet - Thu do Ha Noi
Huế
Du bao thoi tiet - Co do Hue
Đà Nẵng
Du bao thoi tiet - Thanh pho Ho Chi Minh
TP - Hồ Chí Minh
Du bao thoi tiet - Thanh pho Da Nang
 
 
Chùa Một Cột: 10 năm tượng phật khóc trong mưa E-mail
25/05/2013

Chùa Một Cột: 10 năm tượng phật khóc trong mưa

(ĐVO) – Dư luận đang quan tâm tới sự xuống cấp nghiêm trọng của chùa Một Cột và lá đơn yêu cầu trùng tu di tích mang tính “tối hậu thư” gửi cho lãnh đạo Hà Nội. Chiều 10/5, phóng viên báo Đất Việt đã được nghe trải lòng của Trụ trì cũng như tăng nhân trong chùa Một Cột – Diên Hựu.


Tiếng kêu than không bao giờ có hồi âm...
Đại đức Thích Tâm Kiên trụ trì chùa Một Cột từ năm 1992, đến nay cũng đã hơn 20 năm. Từ năm 2002 đến nay, hơn 10 năm trời, bằng một nửa thời gian trụ trì, Đại đức đã miệt mài gửi đơn kêu cứu cho chùa Một Cột đến ban ngành các cấp.
 
Tượng Phật mặc áo mưa, đội nón vì dột nát tại chùa Một Cột
Tượng Tổ mặc áo mưa, đội nón vì dột nát tại chùa Một Cột

Đại đức Kiên thấy chùa Một Cột đang xuống cấp từng ngày. Khoảng 10 năm trở lại đây, sự xuống cấp càng trở lên trầm trọng hơn. Cứ mỗi trận mưa lớn kéo dài khoảng 3 tiếng, sân chùa lập tức ngập nước, nước tràn vào tận trong gian thờ Tổ và thờ Mẫu, ngập khoảng 20 cm. Cá biệt có những năm, nước dâng ngập đến 50 cm trong nhà thờ Tổ.
 
Đặc biệt, sau trận lụt lịch sử của Hà Nội năm 2009, chùa Một Cột thiệt hại nặng nề vì nước tràn vào cao gần 1 m, nhiều ngày sau mới rút hết nước.
 
Nguyên nhân của sự ngập úng này xuất phát từ việc nền của chùa Một Cột – Diên Hựu thấp hơn những công trình đồ sộ chung quanh khoảng 40 – 60 cm, chùa trở thành rốn chảo để chứa nước từ các nơi khác dồn lại.
 
Đại đức Thích Tâm Kiên - Trụ trì chùa Một Cột
Đại đức Thích Tâm Kiên - Trụ trì chùa Một Cột

Còn về vấn đề dột nát, không phải gần đây mới dột, mà hàng chục năm nay, năm nào cũng dột. Nước ngấm vào các xà nhà, cột kèo, rồi mối mọt dẫn đến nhiều cột, xà, đầu hồi mục ruỗng hết cả. Không thiếu trường hợp khách thăm quan đứng trú mưa dưới hiên chùa mà ngói mủn rơi vào người du khách.
 
Trên ngấm, dưới ngập khiến cho chùa Một Cột không biết sẽ còn có thể trụ được đến bao giờ?
 
Chưa khi nào nhà chùa ngừng việc cầu cứu các cơ quan chức năng tôn tạo, tu sửa di tích. Tuy nhiên, những lá đơn liên tiếp được chùa Một Cột gửi đến phòng Văn hóa truyền thông Quận Ba Đình bắt đầu từ năm 2002. Đến năm 2008, không nhận được sự hồi đáp từ phía Quận, trụ trì đã gửi đơn cho UBND Tp Hà Nội.
 
"Có những năm nước ngập cao quá mặt chiếc ghế này" - Đại đức Thích Tâm Kiên cho biết
 
Năm 2009, nhà chùa vẫn kiên trì kêu cứu tới UBND Hà Nội và những cơ quan chức năng liên quan.
 
Năm 2010, trụ trì đã mời UBND phường Đội Cấn đến xác nhận sự xuống cấp của chùa Một Cột, lập biên bản xác nhận, sau đó nhà chùa mới gửi đơn đến các cơ quan.
 
Trung bình cứ 6 tháng nhà chùa lại gửi đi một lá đơn kêu cứu cho di tích đặc biệt này. Trong thời gian ấy, có một lần vào dịp 1000 năm Thăng Long, chùa được tu sửa lại hệ thống thoát nước.
 
Quá bức xúc trước sự làm ngơ của các cơ quan chức năng, ngày 2/5/2013, Trụ trì một lần nữa gửi đơn đến UBND Hà Nội và các cơ quan liên quan, và gần như là một bức tối hậu thư cho các cơ quan quản lý.
 
Đại đức Thích Tâm Kiên bức xúc: “Có nhiều lúc chùa gần như tuyệt vọng, mỗi lá đơn gửi đi đều nhận lại là sự chờ đợi. Việc trùng tu lại di tích không phải chỉ cứ nay sửa cái này, mai sửa cái khác là xong mà phải làm mang tính tổng thể. Tôi không hiểu vì sao đã có thiết kế dự án do các ban ngành đưa ra, nhà chùa và Thành hội Phật giáo Hà Nội đã đồng ý, nhưng vẫn không chịu tiến hành tu sửa. Nếu với lý do nhà nước không đủ tiền, nhà chùa sẵn sàng vận động xã hội hóa 50%, thậm chí cả 100%. Tôi không thể lý giải nổi lý do của sự làm ngơ này.”
 
Trả lời về lá đơn mang tính chất tối hậu thư này, Trụ trì cho biết: “Đây chỉ như một tiếng chuông thức tỉnh cho các đơn vị quản lý về thực trạng của chùa Một Cột đã nguy cấp lắm rồi, còn nhà chùa có làm thế nào cũng phải theo quy định của nhà nước, pháp luật, không thể tự ý tự tiện được”.

Tăng nhân vô cùng khốn cực...

Bà Bình – một người phụ nữ tật nguyền xin nương nhờ cửa chùa đã gần 40 năm cho biết: “Tôi xin ở đây để giúp việc cho nhà chùa, cũng là không nơi nương tựa, thấy đời sống tăng nhân ở đây khó khăn quá. Cứ trời mưa là vội vàng lo hứng nước, che dột, mưa to thì chuẩn bị tinh thần để tát nước. Thấy tượng Tổ mặc áo mưa đội nón lá mà rơi nước mắt!”
 
Một tăng nhân trong chùa cho biết: “Chúng tôi sống ở đây đã quen rồi, là người tu hành thì khổ cực đều chịu đuợc, chỉ có điều để tượng Phật thì ướt mà chùa thì mục chúng tôi rất đau lòng. Hơn nữa, mỗi khi có du khách thắc mắc về vấn đề xuống cấp này, chúng tôi thật sự không biết phải trả lời thế nào cho du khách thông cảm.”
 
Bà Bình tâm sự:
Bà Bình tâm sự: "Mối khi nước ngập, tôi chỉ biết ngồi yên một chỗ, nhìn chùa dột, nước dâng mà đau lòng lắm!"

Chiều ngày 8/5, trước sự lên tiếng mạnh mẽ của báo chí, phía UBND quận Ba Đình cũng đã cử một đoàn công tác đến kiểm tra sự xuống cấp của chùa Một Cột và làm biên bản xác nhận. Sau đó, giữa nhà chùa và các ban ngành liên quan có một cuộc họp khẩn cấp.
 
Giải pháp trước mắt, phường Đội Cấn có trách nhiệm đảo ngói những chỗ dột nghiêm trọng. Ngày 15/5, phía Sở Văn hóa Hà Nội cùng với các ban ngành hữu trách sẽ tổ chức hội thảo để xem xét vấn đề trùng tu di tích cấp quốc gia chùa Một Cột – Diên Hựu.
 
Trước thông tin này, Trụ trì Thích Tâm Kiên và tăng nhân cũng chỉ biết cầu trời khấn Phật để câu trả lời không phải là sự chờ đợi.
 

Minh Tú- Báo Đất Việt

 -----------------------

Tối hậu thư, tâm thư và sự thư thư của những viên thư lại

Đào Tuấn- GDVN

Cứ trời có mây đen các Phật tử tấp nập đi mặc áo mưa, đội nón cho tượng

Cứ trời có mây đen các Phật tử tấp nập đi mặc áo mưa, đội nón cho tượng

Cụ Đại đức Tâm Kiên đã không thể kiên tâm hơn được nữa, theo truyền thông, ông đã gửi một “tối hậu thư” tới lãnh đạo TP Hà Nội xung quanh câu chuyện ngôi chùa Diên Hựu, một trong những biểu tượng quốc gia có hình trên tờ bạc đang bị “bỏ quên”.

Phiên theo “ngôn ngữ đời” thì đại khái 30 ngày nữa mà Hà Nội vẫn mũ ni che tai thì các nhà sư sẽ phải phá quách ra để… cứu chùa.

 Những hình ảnh tràn ngập báo chí sau đó cho thấy Diên Hựu, ngôi chùa một cột độc nhất vô nhị đang ở vào tình trạng “Ngói rơi vào đầu sư bất cứ lúc nào”, “Gỗ lạt mục nát trở thành tổ tò vò cho mối mọt”, “bình đồng dùng để đựng nước mưa trên ban Tam bảo” và đúng là cười ra nước mắt với câu chuyện mỗi độ trời mưa, các cao tăng ở đây phải “đội nón mặc áo mưa” cho các pho tượng.

 Và điều khiến một nhà sư đức cao vọng trọng, tưởng đã đến cảnh giới xem tham, sân, si, ái, ố, hỉ, nộ như chuyện gió thoảng mây bay lại “sân” đến mức gửi “tối hậu thư” là ở việc nhà chùa 4 năm trước xin sửa, 10 tháng trước viết “tâm thư”. Nhưng chim đi không thấy có thư lại. Chắc là vì chính quyền còn bận.

 Nhắc đến khoảng thời gian 4 năm chờ đợi, hẳn nhiều người chưa quên những giọt nước mắt của một nhà sư khác: Thích Đàm Liên. Vị trụ trì, nước mắt lưng tròng trước những lời quy kết biến ngôi chùa “Trăm gian ngàn năm tuổi” trở thành một ngôi chùa mới tinh không tuổi. “Tại tôi hết”- Bà nói- “Vì lời kêu cứu của tôi suốt 4 năm trời không được đáp ứng nên tôi cũng đành liều. Nếu chờ thì không biết đến bao giờ”.

 Chùa Trăm gian trước khi “về mo” cũng ở trong tình trạng “mái nhà tổ sạt một góc lớn, cột chống đã mục, phải dùng nhiều cột chống tạm sơ sài, một con hoành đã bị rơi hẳn xuống”.

 Nhớ trong bữa “kiểm điểm nhà sư” tháng 9 năm ngoái, Bí thư huyện ủy Chương Mỹ Nguyễn Thị Tuyến lên tiếng cảnh báo “Vụ việc chùa Trăm Gian không chỉ là bài học của riêng huyện Chương Mỹ, mà còn là bài học cho các di tích khác và các cơ quan quản lý di tích”.

 Và giờ, suýt thì lại có thêm một bài học lớn, đối với ngôi chùa mang tính biểu tượng quốc gia.

 Cũng là chuyện bảo tồn, cũng là chuyện “tối hậu thư”, hôm qua, người dân làng cổ Đường Lâm gửi tâm thư xin trả lại danh hiệu “di tích quốc gia”. Vì họ “không chịu nổi nữa” trước cảnh bị cấm tuyệt đối việc “xây dựng sửa sang cơi nới nhà cửa trên chính mảnh đất của gia đình mình”, khi mà “Chính quyền xã Đường Lâm và một số người trong Ban quản lý di tích làng cổ suốt ngày đêm đi lùng sục phát hiện thấy nhà ai chở gạch, xi măng là lập tức thông báo cắt điện, nước, cuối cùng là cưỡng chế, đập phá các công trình xây dựng”.

 Không chỉ người dân, chính quyền xã cho biết “Cũng mệt mỏi lắm rồi” trước những “bức xúc không có lối thoát”, “muốn trình bày cũng không được nói”, chỉ được “cứ xử lý “vi phạm” trong xây dựng đi đã. Chứ còn giải pháp thì… không có giải pháp”.

 ”Khốn nạn” cho dân đất Hai vua, gần 10 năm qua, đến quy hoạch làng cổ vẫn chưa hề có. Còn quy chế tạm thời về xây dựng thì chỉ thù lù một chữ cấm.

 Sau câu chuyện Chùa Một cột và làng cổ Đường Lâm, bạn đã thấy gì chưa?

 Một chữ treo

 Một biến thái khác của tình trạng phổ biến của những người dân phố cổ “đêm đêm trong những chiếc hộp diêm, ngủ đút chân gậm tủ, và sáng sáng, tay trái cầm cuộn giấy, tay phải cầm xô nước xếp hàng đi vệ sinh trong những hố xí thùng “cổ kính”.

 Và những viên thư lại “vô vi” đến mức thư thư từ từ với tất thảy những bức xúc của thế nhân.

 Hay chùa phải cổ kính và kỳ quái đến mức để tượng phật đội nón mặc áo mưa thì mới thu hút được khách tây. Hay phố cổ phải là “nhà wc trên ban công tầng 2” thì mới cổ.

 Tôi sẽ nhấn mạnh câu này: Một nhà sư có chữ tâm kiên trong tên đã phải nổi giận.

 Xin đừng trách ông. Trước hết hãy hỏi chính quyền đang bận gì trong ngần đó năm. Hay họ bây giờ đắc đạo đến mức bỏ ngoài tai tất thảy những câu chuyện thất tình lục dục.


 
< Trước   Tiếp >
 
 
Múi giờ

Trang ảnh










 
 
Copyright © 2006 Ho Do Viet Nam. All rights reserved.
Đ/c :111 Đặng Tiến Đông - Đống Đa - Hà Nôi
Khu Đô Thị Tây Nam Linh Đàm
Hotline:091.8830808.
Website: www.hodovietnam.vn - Email: banlienlac@hodovietnam.vn