18/03/2021 |
Con người sinh ra, lớn lên, kiếm ăn, yêu đương, sinh con đẻ cái, chiến tranh giành giật... Đến một lúc nào đó dừng giữa chừng công việc, anh ta tự hỏi: Ta là ai? Ta từ đâu tới? Chính lúc này, con người sinh học đã trở thành con người triết học.
|
Đọc tiếp...
|
|
27/01/2021 |
Nhà nghiên cứu Trương Thái Du có bài: "Những con chữ khởi thuỷ và một áng văn rất sớm của loài người" trên mạng ngày 3.5.06. Đọc bài điểm báo và đi sâu vào nguồn tư liệu do ông giới thiệu, chúng tôi nhận ra đây là vấn đề rất lớn, cần được tìm hiểu thấu đáo.
|
Đọc tiếp...
|
|
02/01/2021 |
III/ - NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI VỀ KHU DI TÍCH ĐỀN HÙNG VÀ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG (tiếp theo kỳ trước)
Một số hình ảnh Về Thời Đại HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC
Tác giả Lê Văn Hảo
|
Đọc tiếp...
|
|
07/12/2020 |
I/- Bi đá cổ bí ẩn ở sa pa (tỉnh lào cai hiện nay)
1. Sau màn sương mờ Sa Pa:
Bi
đá cổ ở thung lũng Mường Hoa vô vàn các hòn đá tảng đủ các hình dạng,
kích thước nằm rải rác khắp thung lũng, mặt suối Mường Hoa nhiều chỗ có
sương mù, cảm giác vừa hoang sơ vừa thần bí bởi những bí ẩn linh thiêng
của người xưa để lại.
|
Đọc tiếp...
|
|
21/11/2020 |
BT: Đây là nguyên các bài dịch văn những bia miếu của khu Đền Hùng thuộc
Phú Thọ hiện nay. Các bản này do cụ cử nhân nho học Đỗ Mộng Khương (thi
khoa Ất Mão - 1915 khoa thi nho học cuối cùng), dịch từ chữ Hán – Nôm
sang chữ quốc ngữ vào khoảng những năm 70 của thế kỷ 20.
|
Đọc tiếp...
|
|
31/05/2020 |
Giới thiệu sách:
“Cơ sở văn hoá việt nam”
( Tái bản lần thứ 2 )
Tác giả: Giáo sư viện sĩ Trần Ngọc Thêm
Nhà xuất bản Giáo dục – 1999
Trong
sách Họ Đỗ Việt Nam tập Một, phần tham khảo đã có trích đoạn một số
điểm nói về “Văn hoá tiền sử, văn hoá Văn Lang” trong sách có tên là “Cơ
sở văn hoá Việt Nam” (tái bản lần thứ 2 Nxb Giáo dục, năm 1999).
|
Đọc tiếp...
|
|
15/05/2020 |
Kinh dịch – di sản sáng tạo của người Việt cổ ?
Nhiều
năm gần đây có khá nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam
về Kinh Dịch . Học giả Nguyễn Thiếu Dũng nhà nghiên cứu giảng dạy ở
trường Đại học dân lập Duy Tân (Bình Định) một người đã có nhiều bài
nghiên cứu về vấn đề này nêu ra một số những minh chứng rằng Kinh Dịch
là sáng tạo của người Viêt Nam.
|
Đọc tiếp...
|
|
23/03/2020 |
Trích sách: “ kinh dịch phục hy, đạo người trung chính thức thời”
Tác giả: giáo sư Bùi Văn Nguyên, sách dày 472 trang,
Nhà xuất bản Khoa học Xã hội-1997.
Trích mấy vấn đề: Lời giới thiệu và phần dẫn nhập.
Đây
là tác phẩm rất súc tích. Nếu nghiên cứu được toàn bộ thì tốt. Các
phần, các điểm đều rất quan trọng, có mối liên quan rất tiếc là không
thể trích hết cả được.
|
Đọc tiếp...
|
|
01/03/2020 |
Tất nhiên, cái tên Kinh dịch, hoặc là Hy dịch là do người
đời sau đặt, còn lúc đầu tác giả Phục Hy dùng thanh tre, thanh nứa để
ghép các quẻ đơn từ Khôn quay vòng đến Kiền, theo hai hướng: hướng thứ
nhất, bên phải của Khôn, ngược kim đồng hồ, qua các quẻ: Cấn , Khảm, Tốn
sát quẻ Kiền thì ngừng, nhảy vọt, sát quẻ Khôn từ bên trái, theo hướng
thứ hai, xuôi kim đồng hồ, qua các quẻ: Chấn, Ly, Đoái, đến Kiền, đúng
một vòng, gọi là tám quẻ đơn, mỗi quẻ có ba hào, theo hào âm, một vạch
đứt [- -], tượng hình Âm vật hoặc một vạch liền [_], tượng hình Dương
vật.
|
Đọc tiếp...
|
|
22/02/2020 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần này lúc đầu chúng tôi định hạn
chế hẹp một số ít phụ lục tham khảo; song nhiều bạn đọc đã xem qua mục
lục bản thảo sưu tập này đều có ý muốn nên để thành một phần với các
thông tin cần thiết gắn với những nội dung ở phần Một.
|
Đọc tiếp...
|
|
08/02/2020 |
Danh mục tóm tắt tên và
nội dung chính, xuất xứ tư liệu (phả, thần tích, ...); niên đại, tên,
chức vụ người soạn hoặc ghi chép lại.
(Xếp sắp thứ tự là do tác giả)
|
Đọc tiếp...
|
|
05/09/2019 |
Dòng trưởng (vua cả) đi từ miền Tây Bắc (?) đến vùng đất phía Nam, khi tới núi Ba Vì thì định cư ở đây rồi phát triển ra các vùng đất ven biển. Sau khi định cư ổn định đời sống, các cụ đã nghiên cứu làm ra chữ viết ban đầu (CT:) Xem “Cơ sở văn hoá Việt Nam” của Giáo sư-Tiến sĩ-Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, NXB Giáo dục, Hà Nội 1999 (tái bản lần thứ 2).
Có chữ viết và tiếng nói là ngôn ngữ giữa các bộ tộc giao lưu với nhau. Sau các cụ là cụ Đế Hoà (tức Hoà Hy) đã làm ra thuyết Phong thủy nói về âm dương, làm lịch âm dương theo sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời, hay gọi là lịch âm có tháng nhuận.
|
Đọc tiếp...
|
|
01/08/2019 |
Để bạn đọc dễ hệ thống được các tài liệu, thư tịch được giới thiệu gần
như theo nguyên bản, giữ đúng nội dung của nó, mặc dù có những chỗ trùng
lặp, các văn bản có sự sai lệch khác nhau, ngôn ngữ của tài liệu và
dịch cũng nhiều chỗ khó hiểu,... và nhất là chưa có hệ thống, trên cơ sở
nghiên cứu tìm hiểu và hỏi lại qua truyền miệng nhiều vị, nơi giữ các
tài liệu này, cố gắng sắp xếp lại. Dù sao, đây cũng là những suy nghĩ
chủ quan, chưa đầy đủ, có thể còn sai sót.
|
Đọc tiếp...
|
|
30/04/2019 |
Nam thiên thất thập nhị từ ở đâu ?
Tư liệu này rút từ Cổ Lôi Ngọc Phả Truyền Thư, lưu trữ tại Đường Thượng
Nam Thiên Thất Thập nhị Từ (CT: Đế Minh đã thu phục được 72 động chủ.
Phải chăng vì vậy mà từ đó lập 72 đền thờ? Trong các thư tịch cũ, không
ít chỗ nói đến con số 72. Phải chăng đây là con số thiêng hay là biểu
tượng... chứ không phải là số tuyệt đối ? Cần có sự nghiên cứu tìm hiểu
thêm)
|
Đọc tiếp...
|
|
23/04/2019 |
Hương khói vờn quanh, tàn lọng chen,
Tầng tầng hóa vãng chín đài sen
Nơi nơi chầu vọng Di Đà Phật,
Chỉ nẻo Đài Sơn, Mẹ chiếu đèn
|
Đọc tiếp...
|
|
28/11/2018 |
Nguyễn tộc từ đường phổ ký chính bản
Quảng Oai hầu La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiệp phụng soạn năm Quang Trung nguyên niên.
Ơn nhờ đức lớn của Tiên tổ, họ Nguyễn, thôn Vân Lôi, được các triều đại
ban ơn huệ lớn, đời này nối truyền đời nọ, con trưởng trăm họ được
phong tước Thiếu Bảo Hương Quận công; Thay mặt nhà Vua và trăm họ thờ
phụng Đống Xã Đại Vương. (Đó là tên chung của Lê Đại Hành đặt mỹ tự
cho Bách thần). Hùng Vương triều, “Làng Vân Lôi được hưởng lộc nước 200
mẫu cấy lúa nếp trắng đóng oản, đủ xôi oản cho cả làng, lại có giếng mát
để sẵn ngày dân làng làm lễ xong thời chia nhau cùng hưởng. ăn không
hết thời bán cho Cự Triều (nay gọi là Cự Đà), để bà con làm tương bán.
|
Đọc tiếp...
|
|
23/09/2018 |
Phần lớn sứ quân đều có lòng hăng hái, nhưng chưa có minh chủ. Một hôm
Nguyễn Đức, Nguyễn Bặc đang ở Đường Thượng, bỗng thấy Mộc Đô, Trần Kinh
dẫn Đinh Bộ Lĩnh theo Sứ quân Trần Lãm đến nhà bái kiến, xin Nguyễn Vân
Đức, Nguyễn Bặc giúp cho. Nguyễn Vân Đức thấy Bộ Lĩnh dung mạo phi
thường nên hứa giúp cho, triệu tập 12 Sứ quân đến dự họp ở Đường Thượng.
Chỉ có 10 Sứ quân cùng tôn Đinh Bộ Lĩnh làm Minh Chủ. Còn Đỗ Cảnh Thạc,
Trần Thăng không chịu, nên Bộ Lĩnh giết đi
|
Đọc tiếp...
|
|
29/07/2018 |
Lại nói quận Giao Chỉ về sau bị Bắc quốc đưa các quan Thái thú sang cai
trị gồm 119 năm. Lúc đó Tô Định làm Thái thú tham ác, tàn hại, nhân dân
khổ cực vô cùng. May có chị em nhà họ Trưng là dòng dõi đời Vua Hùng
thứ 18, (Trưng chị tên là Chắc, Trưng em tên là Nhì) phối hợp với Thi
Sách, bầy mưu giết Tô Định. Thi Sách cũng dòng dõi Hùng Vương, sinh tại
thành Chu Diên, huyện Vũ Giang. Trưng chị nói Thi Sách về bản quán dấy
binh, lập thành trì, thu phục hào kiệt, chờ thời cơ đánh Tô Định. Mặt
khác, chị em họ Trưng chiếm giữ vùng Hát Môn 3 cửa sông, đắp lũy mộ
quân, cùng nhau phối hợp, Không may Thi Sách canh phòng lỏng lẻo để cho
Tô Định tập kết giết mất. Tô Định tìm chị em họ Trưng không thấy, đem
quân về Lạng Giang, Trường Khánh, Vũ Ninh để đánh Giao Chỉ.
|
Đọc tiếp...
|
|
04/07/2018 |
Vũ Đế, húy Cẩn, cháu của Hùng
Hy(?) Vương, là con của Hùng Duệ Vương. Mẹ đẻ là Trần Thị Quý mất sớm.
Hùng Dực công lấy vợ hai tên là Nguyễn Thị Sinh, mụ là người tâm địa
gian ác, hành hạ Nguyễn Cẩn là con chồng. Chàng phải đến nương nhờ nhà
ông bà ngoại, loà cả đôi mắt. Ngày hôm sau ra bãi Tự Nhiên ở Khúc Giang
cùng với Chử Đồng Tử đánh cá. Một hôm, trong khi đánh cá, nghe một
người gọi lại, đó là Vương Hiệu người Bắc quốc, là tướng dưới trướng của
Hùng Dực Công bảo Nguyễn Cẩn: “Người còn ít tuổi, không hiểu việc đời.
Nay 20 Hoàng tử và 6 công chúa chỉ còn lại 2 công chúa. Người gần nhất
chính là ngươi.
|
Đọc tiếp...
|
|
07/06/2018 |
XVI
TRIỀU HÙNG VƯƠNG, NGỌC PHẢ
PHẦN GỐC CÀNH
Chép về một vị công thần, tước hiệu Đại vương (Thượng đẳng thần).
Bấy giờ là đời Hùng Vương thứ 18,...Vương đóng đô ở Việt Trì, quốc hiệu
là Văn Lang, quốc đô là thành Phong Châu. Nhà vua là người đại lược
hùng tài, bao gồm thánh đức, nối nghiệp tổ tiên, bồi đắp thịnh cường
thêm cho 17 đời vua trước. Trong thì sửa sang văn đức, ngoài thì giữ yên
bờ cõi, gắng sức mở mang và giữ yên bình cho đất nước. Thời gian trước
đây, nghe nói ở Trang An (Trụ), huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, tỉnh Hải
Dương (xưa gọi là Châu Hồng) có một nhà họ Đào tên là Hiền, vợ là Nguyễn
Thị Phương, nhà nghèo làm nghề chài lưới, nhưng rất cố gắng làm điều
thiện.
|
Đọc tiếp...
|
|
|