Phong Đô Nghĩa Lĩnh ở đâu ?
Khu di tích đền Hùng từ một ngôi miếu cổ trên núi Nghĩa Lĩnh đã được
các triều đình phong kiến Việt Nam xây dựng từ hơn 100 năm trước. Khởi
đầu từ triều vua Tự Đức, tiếp sau các triều như Duy Tân và đặc biệt
triều vua Khải Định, khu di tích đền Hùng được xây dựng qui mô.
Quần thể đền Hùng hình thành cơ bản với hệ thống đền Thượng, đền Hạ, đền
Trung và đền giếng được khánh thành mùa thu năm 1922. Kinh phí xây dựng
lên tới vài ngàn lạng bạc, hầu hết từ nguồn của công đức. Trong đó:
“ Các tỉnh quan, thân sĩ thứ, quyên ngân để cúng miếu tổ Hùng Vương và
đền giếng, tổng kê từ Khải Định năm thứ 5 đến năm thứ 7 ngày 12… Tổng
cộng 18 tỉnh cúng được: 6.149 đ 65 hào”;
Chúng ta biết ơn
tiền nhân bao đời tạo dựng nên một khu di tích tâm linh to lớn. Một bàn
thờ chung cho dân tộc Việt Nam, vốn có tục thờ cúng Tổ tiên hàng năm về
chiêm bái và gọi nhau hai tiếng đồng bào.
Xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc, hướng về tổ tiên chung của cả nước không chỉ bắt đầu từ các vị
vua triều Nguyễn mà trước đó hàng ngàn năm. Triều Đinh xây nền độc lập
tính đến nay vừa tròn 1050 năm. Ngay từ đầu nhà nước Đại Cồ Việt đã bắt
đầu xây dựng một hệ thống thần từ, phật tự ở vùng kinh đô của các vua
Hùng (Phong đô), thuộc đất Hà Tây cũ để thờ phụng Tổ tiên chung của cả
nước. Hệ thống đó gồm 72 đền miếu (Nam thiên thất thập nhị từ) tồn tại
từ thời vua Đinh Tiên Hoàng năm 968 cho đến cuối thời vua Thành Thái
1907.
Thực dân Pháp xâm lược nước ta, Phong đô bị huỷ diệt. Để bảo
tồn di sản tổ tiên, cho miếu đường được an toàn, các vị tiền nhân lập kế
“từ to làm thành bé, từ ít làm ra nhiều”.
Những ngày đau thương ấy được tiền nhân chép lại trong “Bách Việt tộc phả cổ lục”. Xin được trích dẫn dưới đây:
Bách Việt Tộc Phả Cổ lục
(Trích dịch theo Ngọc phả họ Nguyễn (Văn Nội) - (Ngoại Phả)
Khi giặc Pháp đến xâm lược nước ta, lương giáo bất hoà với nhau. Cậy có
giặc Pháp ủng hộ, giáo dân tàn phá đất Cổ Lôi chúng ta, tiêu hủy 72
Thần từ, Phật tự. Ý của dân ta muốn chuyển những Thần từ, Phật tự đi nơi
khác để truyền lại hậu thế được lâu dài. Suy nghĩ như vậy, đứng ngồi
không yên, chống gậy đi ra sau vườn, đứng cạnh nhà em Hưng, ngửa mặt
tuôn lệ. Bỗng nghe có người ở trong vườn, ta liền hỏi: “Nay Hoàng Cao
Khải bội miếu xã tắc, ý em như thế nào?” Dư nói: “Em từ khi thụ công ân,
họ hàng cứu sống, ân sâu nghĩa trọng chưa báo đáp được phần nào. Gần
đây thấy huynh trưởng mặt ủ mày chau, đất nước nhà có việc trọng đại,
nhưng chưa dám hỏi. Đêm nay lại thấy huynh đứng ngồi không yên, than vắn
thở dài, không ngờ đại huynh liếc thấy em. Nếu có việc gì cần đến, dẫu
chết em cũng không từ nan”. Ta nói: “Báu vật ở trong đền, 72 ngôi, đều
vô cùng quý trọng, ý của quốc dân ta muốn di đi phương xa, việc này ở
trong tầm tay của hiền đệ. Đêm nay theo ta đến phòng sách”. Hưng theo
tôi đến gác sách. Tôi bảo Hưng: “Hiền đệ nên giữ gìn sách này cẩn thận,
đến tỉnh Phú Thọ, tại ba thôn Cổ Sâm, cũng nên giảm miễn cho”. Hưng hứa
với tôi: “Nếu có sứ mệnh thì chết cũng không từ”. Ngày hôm sau, Hưng đi
theo đường cái lên Phú Thọ. ở đây anh ta dựng một ngôi nhà mới, rào vây
chung quanh. Sau đó về báo cho tôi biết việc đã xong.
Ý của Hưng
muốn cử con thứ lên Phú Thọ để báo ơn nội tộc. Nhưng người con thấy việc
ngại khó nên rút lui. Bất đắc dĩ Hưng phải cho người con trưởng lên Phú
Thọ, ở đây được độ hai năm. Con trưởng tên là Chi, từ quê về tỉnh, rủ
nhau về lấy vợ là Nguyễn Đăng Thị, đều về làng mới an cự lạc nghiệp...
Trưởng tộc Nguyễn Vân Ghi (Nghi)
--------
Bách việt tộc phả cổ lục “ngoại phả”
(Trích dịch theo gia phả họ Nguyễn ở Văn Nội)
Thời vua Khải Định, hương của chúng ta biến thành ấp. Hơn 200 phường
ấp, hương xã, 72 nhà thờ tan nát như thế nào? Con cháu trong họ ta phải
rời quê hương đi kiếm ăn phương xa. Dân sống không nhà cửa, thần không
có miếu phụng thờ, kỷ cương phép nước đồi trụy, trừ phi dùng binh không
gì tốt đẹp hơn.
Một khi quan Pháp đến, quận nhỏ thay thế bằng phủ,
phàm cái gì có thể lấy được, người của đều không từ. Con cháu hậu sinh
dòng họ ai làm sao có thể biết hết được?
Như vậy, nước mất, xóm làng
tan nát; kế cùng thế lực đương mạnh chuyển thành yếu, đương bình yên
thành nguy nan. Một khu bên tả ngạn không giữ được - rời nương bát đao
mất thời gian mà phân tán làm nghìn vạn chi, Tổ không từ vũ để phụng sự.
Trong những từ đường ấy dân chúng thực khổ vô cùng. Trên đây là vì muốn
lập kế để cho miếu đường được an toàn, bí mật biến to thành nhỏ, phân
tán ra để tồn tại. Nếu không nhận rõ thời thế, trong ngoài không thống
nhất, nghe không được rõ ràng, trong lòng không được minh bạch thì thực
đắc tội với quỷ thần.
Tại sao dân làng ta lại phải bí mật cất dấu?
Bởi vì từ thời Hồng Bàng dựng nước, tất cả bà con hương ta từ già trẻ,
anh em, cô dì chú bác, hấp thụ được khí thiêng của đất nước nên thông
minh tuấn tú, đời đời làm vương làm đế, đời đời đỗ đạt, rạng rỡ giống
nòi, thật khó mà nói hết được.
Há chẳng phải do lăng mộ tổ tiên kế phát mà ra, cho nên ta lấy việc bảo tồn mộ Tổ làm trọng, làm trọn đạo của con cháu vậy.
Năm Canh Ngọ (1930) triều vua Bảo Đại, Đông Dương Bác Cổ gọi ta hỏi:
“Phong Đô là xứ sở nào, tên cũ của hương này là gì vậy? Ta trả lời:
“Không biết”. Người Pháp lại hỏi: “Tại sao vậy?” Ta trả lời: “Vì tôi
không phải là người bản địa, hương của tôi mới thành lập gọi là thôn Văn
Nội, tôi là người ngụ cư, không rõ đầu đuôi”. Người Pháp kia hỏi việc
gì ta cũng không nói thực.
Ta cùng các vị Phan Bội Châu, Phan Chu
Trinh đều một lòng bảo toàn di sản tiên cổ tại Phong Đô, há lại không
biết Phong Đô Nghĩa Lĩnh ở đâu sao?
Từ to làm ra bé, từ ít làm ra nhiều, đấy là thượng sách.
Lấy hơn hai nghìn mẫu quan điền ở Châu Phong để chia làm nghìn vạn cho
họ, được quyền tự do bán đi lấy tiền ấy trở về, tự mua lấy ruộng khúc
điền mới ở các địa phương để lập miếu từ mới mà thờ phụng.
Hùng
Vương 18 đời đổi làm 18 Long Thần, 18 La Hán, nhà thờ chuyển đi nơi
khác, cố để bảo toàn tổ miếu. Từ đó biến to thành nhỏ, biến nhỏ thành
nhiều, một thành mười, mười thành trăm, thành nghìn, thành vạn. Bọn giặc
Pháp và bọn quan đồn, giáo sĩ không có kế gì phá.
Bọn quan Pháp đến Việt Nam, thu hồi sử cũ đưa về nước Pháp. Đấy là kế sách đại gian, đại ác, lời nói dối trá.
Dòng họ chúng ta, hậu sinh biết đâu được chuyện này. (Hết trích)
Những năm vừa qua họ Đỗ (Đậu) Việt Nam đã làm được một việc to lớn.
Khôi phục lại được một phần những di tích tổ tiên Việt tộc. Đó khu miếu
mộ Hương Vân Cái Bồ Tát và gò Thiềm thừ - mộ Bát bộ Kim Cương. Quả đúng
như lời ghi trên bia đá đền Hùng:
"Mới biết việc bỏ làm lại, của mất
lại sửa là cái số tạo vật, mà trách nhiệm người sửa sang lại, là cái số
tất nhiên trong u minh thần hoặc giúp đỡ cũng chưa biết chừng".
Đỗ Quang
|